
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện apc
Ngày đăng: 02/08/2023
Bộ lưu điện apc là thiết bị cung cấp nguồn điện được sử dụng rộng rãi từ các khu công nghiệp lớn nhỏ tới các hộ gia đình. Bộ lưu điện apc này được sử dụng vô cùng hiểu quả trong việc bảo vệ máy tính xách tay, máy tính bàn hay cả máy chủ server khi nguồn điện bỗng dưng bị ngắt. Để hiểu hơn về sản phẩm này, hãy cùng ABNET tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động qua bài viết này nhé.
Cấu tạo của bộ lưu điện apc
Bên trong bộ lưu điện apc hoàn chỉnh sẽ được cấu thành cơ bản từ các bộ phận chính gồm:
- Bình ắc quy (Battery): là bộ phận dùng để tích trữ nguồn điện dự phòng, vị trí lắp đặt tùy theo model được tích hợp trực tiếp hoặc gắn ngoài.
- Bộ sạc điện (Charger): có vai trò nạp điện trực tiếp cho bình ắc quy.
- Bộ chỉnh lưu (Rectifier): giúp chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC).
- Bộ nghịch lưu (Inverter): giúp chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).
Bên ngoài thì bộ lưu điện apc có thiết kế tương đới đơn giản với gam màu đa phần là đen hoặc trắng. Hệ thống điều khiển bằng nút bấm hoặc cao cấp hơn là cảm ứng, đặc biệt nhiều model UPS Online còn được trang bị thêm màn hình LCD giúp hiển thị nhiều thông số khác như như dung lượng pin, tần số, công suất tiêu thụ…

Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện apc
Bộ lưu điện apc có nguyên lý hoạt động chung là tích điện năng vào 1 hoặc nhiều bình ắc quy. Sử dụng một bo mạch biến đổi điện áp 1 chiều từ bình ắc quy sang dòng điện xoay chiều sau đó chuyển điện năng vào thiết bị cần lưu tải với tần số và điện áp phù hợp với yêu cầu sử dụng 380Vac 60Hz, 220Vac 50Hz hoặc 110Vac 60Hz.
Cơ chế kích hoạt bộ lưu điện apc có thể hiểu đơn giản như sau:
- Khi có điện lưới thì ắc quy của bộ lưu điện apc sẽ được tích điện.
- Khi điện lưới gặp sự cố thì dòng điện một chiều từ ắc quy của bộ lưu điện UPS sẽ được nghịch lưu thành dòng điện xoay chiều để cấp cho thiết bị điện.
- Sau khi điện lưới ổn định lại thì dòng điện xoay chiều đi qua UPS sẽ được chỉnh lưu lại thành dòng điện 1 chiều để tiếp tục tích điện dùng cho lần sau.

Các chế độ lưu điện phổ biến của bộ lưu điện apc
Bộ lưu điện apc hoạt động ở chế độ inverter
Bộ lưu điện khi hoạt động ở chế độ inverter sẽ lấy nguồn trực tiếp từ lưới điện, thông qua bộ lọc, chỉnh lưu dòng điện AC thành dòng điện một chiều DC để đưa vào bo mạch công suất IGBT (inverter), khi dòng điện DC ổn định sẽ được nghịch lưu thành AC xoay chiều cấp điện cho tải.
Bộ lưu điện apc hoạt động ở chế độ ắc quy
Chế độ ắc quy phổ biến với các dòng UPS hiện nay với sự tiện lợi khi nguồn lưới điện có sự cố, bộ lưu điện sẽ chuyển mạch trong 0ms qua chế độ hoạt động với ắc quy và trở thành nguồn điện cấp cho bộ lưu điện, nguồn DC từ ắc quy được chuyển đổi thành nguồn AC xoay chiều cấp cho tải thông qua bộ IGBT.
.jpg)
Bộ lưu điện apc hoạt động ở chế độ ECO (chế độ tiết kiệm năng lượng)
Ở chế độ ECO thì bộ lưu điện UPS vẫn dùng nguồn điện lưới sạc cho ắc quy, đồng thời bật đường dẫn bypass và inverter hoạt động cùng lúc để cấp điện cho tải với hiệu suất cao nhất.
Bộ lưu điện apc hoạt động ở chế độ bypass
Chế độ bypass hoạt động backup mạnh mẽ ngay cả khi nguồn lưới vẫn còn, nếu bộ inverter gặp sự cố không hoạt động được, UPS sẽ lấy trực tiếp từ nguồn lưới để cấp cho tải nhờ bộ static bypass. Dù hệ thống bình thường, static bypass sẽ được ưu tiên sử dụng giúp hạn chế rủi ro gián đoạn làm ảnh hưởng dữ liệu nhờ thời gian cũng xấp xỉ băng 0ms.
Qua những chia sẻ trên của ABNET hy vọng rằng quý khách hàng đã biết thêm những thông tin hữu ích về bộ lưu điện apc để sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu cần tư vấn cụ thể hơn hay có nhu cầu mua bộ lưu điện apc chính hãng kèm những ưu đãi hấp dẫn, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MẠNG VIỄN THÔNG AN BÌNH
• Địa chỉ: Số nhà 03, ngách 39, ngõ 178, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP. HN
• Điện thoại: (024) 6276-1113 | (024) 6276-1112 | Fax: (024) 6276-1123
• Hotline: 0945.86.86.76
• Email: quyhv@abnet.com.vn
• Website: www.abnet.com.vn
Tags: bộ lưu điện apc, thanh nguồn pdu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco