
Tìm hiểu về ổ cứng mạng NAS
Trong thời đại công nghệ 4.0, khi mà những nhu cầu về xem phim, lướt web, nghe nhạc với các thiết bị điện tử thông minh đã được đáp ứng, thì người ta lại muốn tìm đến những nhu cầu nâng cao hơn, hiện đại hơn, ví dụ như nghe nhạc từ xa, xem phim từ xa,... Và công cụ đắc lực giúp chúng ta có thể làm được những việc “không tưởng” như thế đó chính là hệ thống lưu trữ mạng NAS với thiết bị ổ cứng mạng NAS. Vậy đây cụ thể là thiết bị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
NAS nghĩa là gì?
Đầu tiên, NAS là chữ viết tắt của cụm từ Network Attached Storage, tạm dịch là ổ lưu trữ mạng. Giống như với tên gọi của nó thì thiết bị này như một chiếc “nhà kho” thu nhỏ, có công dụng lưu trữ dữ liệu, chia sẻ chúng, đặc biệt là chúng ta có thể streaming các dữ liệu đa phương tiện với NAS. Nghe thì có vẻ tầm thường nhưng thực chất chúng làm được cực kì nhiều công việc khác nhau cũng như giúp cho người sử dụng quản lí được dữ liệu của mình một cách dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Đó là cho dù bạn có đi ra khỏi nhà hay văn phòng của mình thì bạn vẫn có thể truy cập và lấy dữ liệu trong máy tính một cách dễ dàng.
Cũng có thể hình dung NAS như một máy chủ với kích thước nhỏ hơn bởi nó cũng sử dụng RAM, cũng có CPU và chạy một hệ điều hành nhất định (thường là Linux), cũng có khả năng kết nối wifi và mạng Ethrnet giống như một máy chủ bình thường. Bạn cũng cần phân biệt giữa NAS và DAS. DAS là viết tắt của Direct Attached Storage, là thiết bị gắn trực tiếp vào máy tính còn NAS thì không như thế, nó sẽ được kết nối vào mạng và sử dụng giống như máy chủ có kết nối mạng vậy.
Dung lượng của NAS
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại ổ lưu trữ mạng NAS khác nhau và thường được phân cấp theo đối tượng sử dụng. Tuy nhiên thì dung lượng của NAS cũng ảnh hưởng khá nhiều lên giá thành của nó. Với những NAS có ổ cứng gắn trong thì không chỉ được hỗ trợ về phương thức quản lí, mà dung lượng của nó gần như là không bị giới ạn, thường tối đa 3TB với một ổ. Còn đối với những NAS gắn ngoài thì USB lại bị giới hạn chỉ vài trăm GB hoặc cũng có thể thấp hơn với 1 cổng USB hỗ trợ. Bởi vậy nên để lựa chọn được ổ lưu trữ mạng NAS thích hợp thì bạn nên tìm hiểu cũng như hỏi kĩ người bán trước khi quyết định mua.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco