
Tìm hiểu về các thiết bị mạng chuyên dụng
Ngày đăng: 16/08/2018
Khi thiết kế các giao thức mạng, các nhà thiết kế tự do lựa chọn các giao thức để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lí dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lí.
Khi thiết kế các giao thức mạng, các nhà thiết kế tự do lựa chọn các giao thức để kết nối các máy tính và các thiết bị xử lí dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lí. Thông qua một số các loại thiết bị mạng chuyên dụng, cho phép người sử dụng dùng chung những tài nguyên, các phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác.
Một thiết bị mạng được sử dụng giống như một chiếc cầu nối: Bridge cho phép kết nối hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn lọc các gói thông tin đến nhánh mạng chứa các gói nhận thông tin. Trong chiếc cầu nối này có một bảng địa chỉ, bảng địa chỉ này sẽ được dùng để quyết định đường đi của gói thông tin cần truyền. Thông qua thiết bị mạng bridge này, chúng ta có thể mở rộng cùng một mạng logic với nhiều kiểu cáp khác nhau, chia mạng thành nhiều phân đoạn khác nhau nhằm làm giảm lưu lượng trên mạng.

Có một thiết bị khác cũng được coi như một chiếc cầu nối thứ hai chuyên dụng đó là switch. Switch cũng giống như Bridge nhưng có nhiều cổng hơn, cho phép ghép nối nhiều đoạn mạng với nhau. Thiết bị này cũng dựa vào bảng địa chỉ có tên MAC để quyết định gói tin nào đi ra cổng nào với mục đích làm giảm tình trạng băng thông khi số máy trạm trong một mạng tăng lên đáng kể. Ưu điểm khi sử dụng thiết bị switch này là các gói thông tin cần truyền sẽ có thể tìm được đường đi tối ưu trong trường hợp có nhiều đường đi, các gói tin sẽ được xử lí và được kiểm tra địa chỉ nguồn, địa chỉ gốc của nó. Cụ thể, khi gói tin được truyền tới switch, thiết bị này sẽ thực hiện như sau: kiểm tra địa chỉ nguồn của gói tin đã có trong bảng MAC chưa, nếu chưa có thì nó sẽ gửi gói tin ra tất cả các cổng (ngoại trừ cổng gói tin đi vào), nếu địa chỉ đích đã có sẵn, trong trường hợp cổng đích trùng với cổng nguồn thì switch sẽ loại bỏ gói tin. Ngược lại thì gói tin sẽ được gửi tới cổng đích tương ứng trong bảng.
Một thiết bị mạng không thể không nhắc tới đó là Card mạng. Card mạng là thiết bị kết nối giữa máy tính và cáp mạng. Chúng thường giao tiếp với máy tính thông qua các khe cắm như ISA, PCI. Chức năng chính của các loại card mạng này là chuẩn bị dữ liệu đưa lên mạng, gửi dữ liệu đến các máy tính khác và kiểm soát nguồn dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp. Đặc biệt, mỗi card mạng có một địa chỉ riêng dùng để phân biệt card mạng này với card mạng khác, địa chỉ đó gọi là địa chỉ MAC và nó được các nhà sản xuất gán cố định vào chip của mỗi card mạng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco