
Thanh nguồn PDU được dùng cho mục đích gì?
Ngày đăng: 22/08/2018
Nhắc đến thanh nguồn PDU, ngoại trừ những khách hàng có sẵn kiến thức chuyên môn liên quan đến máy tính và kĩ thuật công nghệ, chắc chắn là ít có ai biết đến khái niệm này. Thanh nguồn PDU là một trong nhiều những giải pháp được lắp kèm theo với các tủ rack – nơi chứa những thiết bị mạng đầu nguồn quan trọng trong hệ thống...
Nhắc đến thanh nguồn PDU, ngoại trừ những khách hàng có sẵn kiến thức chuyên môn liên quan đến máy tính và kĩ thuật công nghệ, chắc chắn là ít có ai biết đến khái niệm này. Thanh nguồn PDU là một trong nhiều những giải pháp được lắp kèm theo với các tủ rack – nơi chứa những thiết bị mạng đầu nguồn quan trọng trong hệ thống, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối cấp phát năng lượng điện cho hệ thống mạng, điện chung.

Loại thanh nguồn PDU này được xem là một thiết bị hết sức cần thiết trong việc hỗ trợ giám sát các chỉ số, nguồn cấp điện, đo lại điện năng và khả năng của nguồn cấp xuất phát từ các thiết bị được lắp đặt nằm trong tủ rack, từ đó hạn chế được những rủi ro có thể xuất hiện thông suốt trong cả quá trình hệ thống mạng vận hành. Bên cạnh những chức năng chính này, máy hiện đã được áp dụng thêm với các loại công nghệ hiện đại tiên tiến giúp bổ sung thêm được nhiều những khả năng khác như sử dụng bộ điều khiển từ xa để giám sát và điều chỉnh nguồn thiết bị liên kết với thanh nguồn PDU bằng các kết nối mạng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng thanh nguồn để tắt / bật hoặc khởi động lại các loại thiết bị từ xa bằng hệ thống mạng LAN một cách dễ dàng, thuận lợi. Chính vì thế, thanh nguồn PDU giúp khách hàng rút ngắn thời gian thao tác, đạt hiệu quả tiết kiệm thời gian, cũng như là nhân lực, tài chính để thực hiện công việc điều hành và theo dõi hằng ngày.
Đối với một số dòng máy hiện đại, thanh nguồn PDU này còn có thể được tích hợp thêm đồng hồ hiệu chỉnh cùng hệ thống cảnh báo, giúp cho người thao tác có thể nắm sự chủ động đồng thời kịp thời xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động. Thanh nguồn PDU không ngừng được cải tiến, kết hợp cùng hệ thống điều hành từ xa cùng với hệ thống báo động, đã giúp người dùng được cảnh báo và giảm tải các áp lực tại các nguồn mạng, ngăn chặn được những sự cố nguy hiểm và nghiêm trọng. Ngoài những chức năng trên, thanh nguồn còn có nhiều những tính năng khác như là theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị cùng kết nối, tính năng ngắt nguồn tự động và cách ly hệ thống để chống cháy nổ và ảnh hưởng lan sang những nguồn còn lại. Hiện tại thanh nguồn có hai loại là loại 1U và loại Zero U để giúp khách hàng linh động vị trí lắp đặt. Để nhận được thêm thông tin về sản phẩm và đặt mua hàng hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco