
Sử dụng bộ lưu điện đúng cách và an toàn
Trong thực tế hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào nói chung, cũng như các xí nghiệp, nhà máy và các cơ sở vận hành nói riêng thì mất điện là một sự cố ngoài ý muốn. Thường thì nếu là cắt điện từ điện lưới sẽ có kế hoạch và ngày giờ cụ thể trước để có biện pháp ứng phó, tuy nhiên mất điện có thể đến từ các sự cố ngoài ý muốn, cháy nổ, quá tải biến áp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc cũng như năng suất lao động của doanh nghiệp. Bởi vậy việc sử dụng các bộ lưu điện (UPS) là rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định, duy trì tuổi thọ cho máy móc và không làm gián đoạn quá trình hoạt động.
Hiện nay trên thị trường cung cấp nhiều loại bộ lưu điện với mẫu mã đa dạng, giá cả nhiều loại phù hợp với nhiều mức công suất khác nhau, nổi bật hơn cả có thể kể đến bộ lưu điện APC do tập đoàn Snchneider Electric cung cấp. Với các tính năng cơ bản như là cung cấp nguồn diện dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc quá tải, tự khởi động khi có nguồn điện trở lại cũng như có thể điều chỉnh công suất đầu vào linh động với nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau, bộ lưu điện APC còn có các tính năng nâng cao như là quản lý ác quy thông minh, có màn hình hiển thị các thông số hệ thống và báo động, có cổng kết nối USB…
Để sử dụng bộ lưu điện được an toàn và lâu bền cần lưu ý:
- Để thiết bị nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và các nguồn nhiệt lớn, nên để kê cao hơn mặt đất.
- Tắt nguồn vào cuối mỗi ngày làm việc hoặc khi không sử dụng trong một khoảng thời gian.
- Nạp đầy ở lần sử dụng đầu tiên, và xả có chu kì (thường từ 3 đến 6 tháng một lần) để đảm bảo ác quy được bền tối đa.
- Khi mất điện không nên để UPS hoạt động quá 30 phút, nên đánh giá sự cố và tìm phương án dự phòng tối ưu hơn
- Tuyệt đối sử dụng đúng điện áp, công suất định mức.
- Khi có sự cố của UPS, không cố khởi động dưới mọi hình thức mà nên gọi nhân viên hỗ trợ hoặc gửi đi bảo hành để an toàn cho các thiết bị lẫn người sử dụng.
Hiện nay UPS đã là thiết bị không thể thiếu trong vận hàng của các doanh nghiệp, sự dụng UPS một cách hiệu quả và đồng bộ là góp phần giữ gìn tài sản, đảm bảo an toàn cho người lao động và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco