
Phân loại bộ lưu điện và nguyên lý hoạt động
Nếu như bạn là người quan tâm đến kỹ thuật và các loại thiết bị điện thì chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bộ lưu điện. Đây là một trong những thiết bị rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều loại máy móc chạy bằng điện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bộ lưu điện là gì, phân loại bộ lưu điện và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào trong bài viết ngay dưới đây. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu như bạn đang tìm kiếm thông tin để có thể giải đáp cho câu hỏi bộ lưu điện là gì thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn. Có khá nhiều định nghĩa kỹ thuật khác nhau về bộ lưu điện là gì tuy nhiên chúng tôi sẽ giải thích theo hướng đơn giản dễ hiểu nhất để bạn đọc có thể dễ nắm bắt. Bộ lưu điện hay còn có tên gọi khác là UPS là một loại thiết bị có khả năng cung cấp nguồn điện năng nhất định trong một khoảng thời gian sao cho tương ứng với công suất thiết kế sẵn với mục đích là duy trì cho thiết bị được hoạt động ổn định và không bị gặp bất cứ sự cố hay gián đoạn nào nếu như điện lưới có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Để hiểu rõ hơn bộ lưu điện là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thiết bị này thông qua cách phân loại dưới đây. Có 3 loại bộ lưu điện chính trên thị trường hiện nay đó chính là: Bộ lưu điện dòng office, bộ lưu điện online, bộ lưu điện cải tiến công nghệ line interactive. Mỗi loại trên đều có chung công dụng nhưng tính hiệu quả có sự chênh lệch khá nhiều. Loại lưu điện được sử dụng phổ biến nhát hiện nay đó là bộ lưu điện dòng Office đáp ứng chức năng cơ bản của một bộ lưu điện thông thường, tuy nhiên có nhược điểm là thời gian chuyển mạch khá lâu, có thể dao động từ 2 đến 10 phút. Tuy nhiên do loại lưu điện này có giá thành khá rẻ nên vẫn được nhiều người dùng lựa chọn sử dụng.
2 loại lưu điện còn lại đã được nâng cấp hơn về hiệu quả hoạt động cụ thể là: bộ lưu điện online có khả năng giảm thiểu và loại bỏ sự cố lưới điện đến mức tối đa với thời gian chuyển mạch gần như là ngay lập tức đảm bảo phụ tải luôn được duy trì hoạt động một cách ổn định và an toàn nhất; bộ lưu điện line interactive thì có thêm tính năng tự động chuyển nấc một cách linh hoạt giúp mạch điện được hoạt động tốt hơn. Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp phần nào câu hỏi bộ lưu điện là gì của bạn đọc.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco