
Những thông tin cần biết về tủ rack mạng
Ngày nay, trong kết cấu nhà ở hay công trình đều cần sử dụng rất nhiều các loại thiết bị điện tử khác nhau. Tuy nhiên muốn các thiết bị này hoạt động hiệu quả nhất thì chúng cần được lắp đặt và xử lý đồng bộ từ một hệ thống quản lý nhất định. Qua đó nó cũng giúp công tác giám sát, điều chỉnh trở nên dễ dàng và chất lượng hơn. Xuất phát từ vấn đề này mà nhiều giải pháp hỗ trợ đã được đặt ra. Trong đó dòng tủ rack mạng được đánh giá là lựa chọn có tính phù hợp và rất tiện ích. Tuy nhiên với nhiều khách hàng sản phẩm này vẫn còn khá mới mẻ, ít khi tìm hiểu. Bởi vậy mà bài viết dưới đây xin tập trung đưa ra những thông tin hữu ích về dòng tủ này để quý độc giả tham khảo.
1. Tủ rack mạng là gì?
Nói về tủ thì chức năng chính của nó vẫn là thiên về đựng đồ. Và với dòng tủ rack mạng cũng vậy. Thực tế, đây cách gọi gộp để khách hàng dễ ghi nhớ về dòng tủ này. Còn tên gọi đúng của nó phải là tủ rack, hoặc có thể gọi là tủ mạng. Đây là loại tủ chuyên được dùng cho để đựng các thiết bị tin học như máy tính, bộ lưu điện, router … Ngoài ra nó còn được sử dụng để chứa các thiết bị mạng hoặc hệ thống máy chủ.
Do đặc trưng sử dụng của tủ chuyên về lắp đặt và thiết kế các thiết bị công nghệ điện tử. Vậy nên thiết kế của nó cũng được nghiên cứu và xử lý sao cho đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Theo đó, tủ được chế tạo từ chất liệu nhôm hoặc thép. Do đây là những chất liệu có độ bền, chắc chắn. Ở các mặt phẳng cấu tạo của tủ được thiết kế theo dạng lưới hoặc các ô nhỏ nhằm tạo đường thoát nhiệt cho các thiết bị. Nhờ đó hạn chế tình trạng quá tải, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống. Bên trong tủ cũng được phân chia các ngăn phù hợp nhằm thuận tiện cho quá trình phân loại, sắp xếp các thiết bị sao cho cân đối và cũng dễ nhận diện.
2. Các loại tủ rack mạng:
Nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau mà dòng tủ rack mạng cũng được phân loại thành nhiều kiểu tủ. Theo đó, mỗi một dạng tủ sẽ được ưu tiên chuyên dùng cho những vị trí và yêu cầu nhất định. Cụ thể:
• Server Rack: Nổi bật bởi tính an toàn với dụng cụ khóa. Nhờ đó hạn chế xâm nhập và các tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng các thiết bị.
• Open Rack: Kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt nhưng khả năng bị xâm nhập khá cao.
• Wallmount Rack: nhỏ gọn, dễ lắp đặt cũng như tính an toàn tốt. Tuy nhiên diện tích tủ khá hạn chế.
• Outdoor Rack: Sử dụng được ở ngoài trời với khả năng bảo vệ tốt, tránh bị xâm nhập. Tuy nhiên, kích thước tủ khá lớn, khó lắp đặt. Chi phí cũng cao hơn so với các dòng tủ khác.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco