Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị chống sét
Ngày đăng: 16/08/2018
Hiện nay các thiết bị chống sét ngày càng trở nên phổ biến và được lắp đặt tại nhiều căn hộ, nhà ở bởi những tiện ích mà nó mang lại cho sự an toàn của con người lẫn các đồ điện gia dụng trong gia đình. Tuy nhiên rất nhiều hộ gia đình lắp đặt thiết bị chống sét sai cách dẫn đến việc thiết bị hoạt động không hiệu quả hoặc phản tác dụng...
Hiện nay các thiết bị chống sét ngày càng trở nên phổ biến và được lắp đặt tại nhiều căn hộ, nhà ở bởi những tiện ích mà nó mang lại cho sự an toàn của con người lẫn các đồ điện gia dụng trong gia đình. Tuy nhiên rất nhiều hộ gia đình lắp đặt thiết bị chống sét sai cách dẫn đến việc thiết bị hoạt động không hiệu quả hoặc phản tác dụng...Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý và kinh nghiệm cần biết khi lắp đặt các thiết bị chống sét để bạn đọc có thể tham khảo cũng như sử dụng loại thiết bị này được hiệu quả và hợp lý.
Hệ thống thiết bị chống sét thông thường bao gồm 3 bộ phận chính không thể thiếu đó là đầu thu sét ( hay còn gọi là kim thu sét), dây dẫn sét và cọc tiếp đất. Bộ phận đầu thu sét thường là một thanh kim loại ( phổ biến nhất là chất liệu bằng sắt) được lắp đặt tại nơi cao nhất của các công trình nhà ở và phải giữ khoảng cách theo tiểu chuẩn đối với các vật xung quanh. Rất nhiều gia đình mắc một lỗi nhỏ là đặt đầu thu sét ở quá gần những vật liệu dễ cháy có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm. Vì vậy bạn cần đảm bảo giữ khoảng cách tiêu chuẩn hoặc tốt nhất là cách ly đầu thu sét với môi trường xung quanh bằng những vật liệu chống cháy. Bộ phận thứ hai bạn cần lưu ý khi lắp đặt thiết bị chống sét đó là dây dẫn sét. Bạn nên lựa chọn các loại dây dẫn được làm từ chất liệu có độ dẫn điện cao chẳng hạn như dây đồng. Ngoài ra dây dẫn sét cần đảm bảo có tiết diện lớn khoảng 50mm2 trở lên và không nên chắp nối quá nhiều, tốt nhất là một đoạn dây liền mạch và được dẫn theo đường thẳng, tránh gấp khúc quanh co giúp đảm bảo sét được dẫn thẳng xuống đất và độ bền của dây cũng chắc chắn hơn, tuổi thọ lâu hơn.
Cuối cùng là bộ phận tiếp đất chống sét phải có điện trở luôn ở mức thấp và không lên xuống thất thường để việc tản sét xuống mặt đất được diễn ra nhanh chóng và không gây nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm đến con người. Hệ thống tiếp đất của thiết bị chống sét thường được lắp đặt số lượng phụ thuộc vào diện tích đất và địa hình mặt bằng.
Việc lựa chọn thiết bi chống sét chất lượng tốt, độ bền cao cũng rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm và thương hiệu cung cấp thiết bi chống sét tuy nhiên được ưa chuộng và đánh giá cao nhất vẫn là sản phẩm của hãng APC – Schneider Electric được phân phối chính thức bởi Công ty TNHH Thiết bị mạng – Viễn thông An Bình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tập đoàn Công nghệ Hoàng Hà tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ
- Có nên sử dụng bộ giá đỡ chống sét APC PRM24 không?
- Ưu điểm của cáp mạng commscope chính hãng
- Các tính năng nổi bật của tủ rack AR3150
- Vì sao nên sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS SRT 1000VA 230V SURT1000XLI?
- Vì sao nên sử dụng thiết bị chống sét PNET1GB APC?
- Vai trò của cáp mạng commscope trong hệ thống mạng hiện đại
- Bí quyết sử dụng tủ rack hiệu quả: Tối ưu hóa không gian và bảo vệ thiết bị
- Hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng thiết bị chống sét PTEL2R
- Lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS 5000VA LCD RM 2U 230V SRT5KRMXLI
- Các lợi ích khi sử dụng giá đỡ chống sét PRM24
- Cùng ABNET tìm hiểu về giá đỡ APC PRM24
- Vai trò của tủ rack APC AR3150