
Những lưu ý cần thiết khi sử dụng UPS
Hiện nay bộ lưu điện UPS được sử dụng rộng rãi trong gia đình, trong các công ty vì nhiều lợi ích do nó đem lại. Tuy nhiên để sử dụng bộ lưu điện UPS sao cho đúng để đạt được hiệu quả tối đa cũng như độ bền thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Abnet tìm hiểu về một số lưu ý quan trọng và cần thiết khi sử dụng UPS, để đem lại hiệu quả cao nhất nhé:
1. Bạn tuyệt đối không nên bật nguồn của các thiết bị như máy tính, các thiết bị ý tế…trước khi kết nối chúng với bộ lưu điện UPS. Bạn chỉ bật nguồn các thiết bị này sau khi chúng đã được kết nối với UPS và UPS đã được khởi động cho đến khi các đèn báo trạng thái trên UPS chuyển sang màu xanh. Việc này rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc của UPS. Nếu như bạn bật nguồn các thiết bị trước khi kết nối với UPS hoặc UPS chưa sẵn sàng thì rất có khả năng xảy ra các sự cố không mong muốn hoặc bộ lưu điện UPS hoạt động không hiệu quả.
2. Nếu bạn không muốn sử dụng nguồn của UPS nữa thì bạn phải tiến hành tắt các thiết bị cần lưu điện một cách tuần tự và đảm bảo các thiết bị kết nối tới bộ lưu điện đều được tắt, sau đó bạn mới tắt UPS. Cuối cùng bạn có thể cắt cầu giao để ngắt nguồn cung cấp điện. Việc này đảm bảo các thiết bị kết nối tới UPS không bị tắt đột ngột khi bạn tắt nguồn UPS. Từ đó, đảm bảo an toàn cho các thiết bị kết nối với UPS.
3. Bạn nên tiến hành nối đất, tiếp đất cho các bộ lưu điện UPS của mình, nhất là các UPS công nghiệp hoặc những bộ lưu điện UPS có công suất lớn để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
4. Có một số thiết bị điện như các loại motor, động cơ, máy bơm nước, quạt điện, máy in lazer, máy sấy ... luôn có dòng điện lúc khởi động lớn gấp 3-5 lần so với dòng điện khi những thiết bị này đã hoạt động ổn định. Vì thế, khi bạn muốn đảm bảo nguồn điện dự phòng cho các hệ thống tải này, bạn nhất định phải lựa chọn các bộ lưu điện UPS có mức công suất cao gấp 3-5 lần tổng công suất được ghi trên mỗi thiết bị cần lưu điện đó. Điều này giúp bộ lưu điện hoạt động hiệu quả và đáp ứng đủ nhu cầu của các thiết bị sử dụng.
5. Bạn hãy chú ý khi mua bộ lưu điện UPS mới, hãy đảm bảo acquy được sạc đầy trước khi bạn đưa chúng vào sử dụng. Thông thường, acquy của bộ lưu điện cần sạc khoảng từ 10 đến 12h tùy loại.
6. Bạn nên chú ý vệ sinh lau chùi bụi bẩn cho bộ lưu điện UPS thường xuyên để đảm bảo cho việc tỏa nhiệt, thoát nhiệt được dễ dàng. Kèm theo đó là tránh các trường hợp bụi bẩn lọt vào UPS từ đó gây chập cháy, hư hỏng cho UPS.
7. Thường xuyên tiến hành kiểm tra bộ lưu điện UPS định kỳ để kịp thời phát hiện các sự cố hoặc những lỗi có thể dẫn tới hư hỏng hoặc sự cố trong tương lai để khắc phục và phòng tránh.
8. Khi thay acquy của UPS, bạn nên thay những loại ắc quy cùng loại và tương thích với UPS, không nên thay các ắc quy khách loại hoặc không phù hợp, điều này có thể làm hỏng bộ lưu điện UPS. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới các sự cố cháy nổ làm như hỏng cả các thiết bị sử dụng bộ lưu điện UPS.
9. Khi bộ lưu điện UPS bị nóng, hoặc quá nóng thì bạn nên nhanh chóng tắt các thiết bị và dừng sử dụng UPS để tiến hành kiểm tra, vệ sinh ngay.
10. Khi các sự cố mất điện xảy ra bạn cần phải nhanh chóng hoàn thành các công việc và tắt các thiết bị kết nối tới UPS để tránh làm ắc quy hoạt động tới cạn kiệt điện. Nếu như ắc quy phải hoạt động cạn kiệt năng lượng nhiều lần sẽ rất dễ làm hỏng ắc quy.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện UPS mà Abnet xin được chia sẻ với khách hàng. Để bộ lưu điện UPS sẽ đem lại hiệu quả và độ bền tốt nhất cho các quý khách hàng của Abnet.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco