
Lựa chọn loại Tủ mạng (tủ rack) nào cho phòng máy?
Tủ rack hay còn được gọi là tủ mạng điện nhẹ, là một phần không thể thiếu trong các Datacenter (trung tâm dữ liệu-nơi tập trung các thành phần tài nguyên mật độ cao làm chức năng lưu trữ, xử lý toàn bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và độ ổn định cao). Theo như tên gọi của nó thì nó là chiếc tủ để chứa các thiết bị mạng. Các thiết bị mạng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của công ty hay nhà quản lý cũng từ đó đi cùng với từng kích cỡ tủ mạng.
Tủ rack trong Datacenter
Về cơ bản thành phần của 1 tủ rack thường bao gồm có nguồn điện, máy chủ, thiết bị lưu trữ (bộ lưu điện ups), thiết bị mạng (switch chuyển mạch), dây cáp cable, thiết bị chống sét, … Các thiết bị được bố trí một cách gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. Bên cạnh đó, ta có thể quản lý các máy chủ trong tủ rack từ xa thông qua đường mạng với KVM Switch Over IP (KMV của Aten) mà không cần thiết phải đến tận nơi đặt máy chủ.
Một số loại tủ rack trên thị trường hiện nay
Bạn đã biết được tủ rack là gì, vì thế dựa vào vào nhu cầu sử dụng, hãy tiến đến việc lựa chọn loại tủ mạng điện nhẹ phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Thông thường các tủ mạng có độ rộng khoảng 600, các thông số chúng ta cần quan tâm đó là chiều cao (tính bằng U, với 1U=4.45cm, có các loại 42U, 36U, 27U, 20U, 15U, 10U), và độ sâu của tủ 500, 600, 800, 1000, 1100. Lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu cần chứa thiết bị gì và số lượng bao nhiêu vào chiếc tủ mạng đó.
Những tính năng quan trọng nhất của tủ rack
Máy chủ – ai cũng biết đây là thành phần quan trọng nhất trong mỗi hệ thống mạng. Xét về mặt kỹ thuật, người dùng có thể đặt máy chủ của mình trên mặt bàn và nó sẽ hoạt động. Nhưng để máy chủ hoạt động tốt nhất thì bạn hãy sử dụng tủ rack server. Dưới đây là 3 tính năng quan trọng nhất mà tủ rack server mang lại:
1. Tăng hiệu suất
Một dòng không khí thích hợp là chìa khóa để máy chủ hoạt động tốt, nếu có bất kỳ vật thể nào ngăn cản lỗ thông hơi thì nhiệt độ của máy chủ sẽ tăng lên, hiệu suất sẽ giảm, và máy sẽ bị nóng quá mức cho phép. Thậm chí, nếu đặt máy chủ trên bàn, khi hoạt động, các bộ phận của máy chủ sẽ áp vào tường hoặc là các sản phẩm công nghệ khác, khi đó dòng không khí sẽ bị chặn lại.
2. Bảo trì đơn giản, dễ dàng
Tủ rack cho phép các kỹ thuật viên đưa vào và lấy ra dễ dàng hơn, giúp tiết kiệm thời gian tháo lắp.
3. Tăng tính bảo mật
Bạn thiết lập nhiều biện pháp an ninh để người khác không thể truy cập vào hệ thống mạng, nhưng đã có biện pháp bảo vệ tại chỗ nào để người khác không thể truy cập trực tiếp vào hệ thống mạng từ máy chủ hay chưa?
Có 1 biện pháp bảo vệ mạng tại chỗ mà không cần khóa kín máy chủ, đó là khóa cửa lớn của tủ rack và mở các cửa sổ nhỏ. Tủ rack server sử dụng tủ khóa để bảo vệ server. Có khi là có những tủ rack có sẵn nhiều khóa trong trường hợp bạn chỉ muốn khóa một số bộ phận máy chủ nhất định.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco