
Lắp đặt hạ tầng mạng nội bộ - nền tảng thành công cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay, cụm từ bốn chấm không (4.0) đã đi sâu vào ngóc ngách, trở thành xu hướng phát triển cũng là xu thế tất yếu của doanh nghiệp. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô, hình thái và phương thức hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Gắn chặt với đó là sự phát triển của số hóa, internet và công nghệ thông tin, bởi vậy internet với những mặt tích cực của mình là một phần không thể thiếu trong hoạt động của bất kì doanh nghiệp nào. Xây dựng một hệ thống mạng ổn định, bảo mật sẽ là nền tảng tiêu chuẩn và tối quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Hiện nay có rất nhiều đơn vi tư vấn thiết kế lắp đặt và rất nhiều nhà cung cấp thiết bị với những tên tuổi nổi tiếng trên toàn thế giới, nhưng giữa vô vàn những con ngựa ô của ngành kinh tế đầy cạnh tranh này thì những tên tuổi lớn như Cisco, Juniper, APC hay Seagate vẫn được người dùng ưa chuộng.
Bản thân Cisco ngoài là một hãng vật tư cung cấp thiết bị mạng nói chung, Cisco cũng tự trang bị cho mình một hệ sinh thái xung quanh các thiết bị của mình bao gồm học viện, trung tâm nghiên cứu, hệ thống trường đào tạo, danh sách các chuẩn công nghệ và các chứng chỉ chuyên ngành mạng được công nhận rộng rãi. Các mô hình mạng của Cisco cũng thường được xem là tiêu chuẩn vàng cho triển khai mạng ban đầu, dựa vào đó mà tinh chỉnh, tùy biến phù hợp với từng cơ sở và yêu cầu riêng biệt sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.
Để tiến hành xây dựng một hệ thống mạng nội bộ, cần đi qua các bước:
- Khảo sát thực tế: tiếp xúc khách hàng, nắm bắt thông tin cơ sở hạ tầng, mức đầu tư và mục đích qua đó đưa ra tư vấn phù hợp.
- Thiết kế bản vẽ: dựa vào tình hình thực tế mà lên bản vẽ sơ đồ chi tiết, kê khai vật tư, dự trù kinh phí sau đó đưa khách hàng thông qua.
- Tiến hành lắp đặt: theo bản vẽ thỏa thuận với khách hàng, thi công đúng bản vẽ, chủng loại thiết bị như đã thống nhất.
- Bàn giao: chuyển giao, hướng dẫn sơ bộ khách hàng vận hàng hệ thống, theo giõi và phản ứng với sự cố, đồng thời lập kế hoạch bảo trì định kì.
Một hệ thống hạ tầng đầy đủ còn bao gồm các thiết bị ngoại vi mở rộng như là rack, router, server, hệ thống camera, wifi, switch cisco… vậy nên cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và tìm kiếm đối tác thi công uy tín để hệ thống mạng được ổn định và tối ưu nhất, qua đó đảm bảo hoạt động cũng như sự phát triển của công ty.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco