
Cùng Abnet tìm hiểu về cấu tạo bộ lưu điện UPS
UPS hay còn gọi với tên đầy đủ là Uninterruptible Power Supply. Đây là thiết bị có khả năng cung cấp điện năng cho các thiết bị kết nối trong một khoảng thời gian nhất định để duy trì sự hoạt động của chúng. Ngoài ra các bộ lưu điện UPS còn có thể có thêm tính năng ổn áp hoặc nhiều tính năng phụ trợ hữu ích khác. Với những công dụng đó thì hiện nay bộ lưu điện UPS đang được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên rất nhiều người còn chưa biết bộ lưu điện UPS được cấu tạo như thế nào. Sau đây bạn hãy cùng Abnet tìm hiểu về cấu tạo của bộ lưu điện UPS để có cái nhìn chi tiết và rõ ràng hơn về những thiết bị quen thuộc của mình nhé.
Về cơ bản thì hầu như tất cả các bộ lưu điện UPS đều có cấu tạo gồm như sau:
1. Bộ phận bên trong
Cấu tạo bên trong của UPS sẽ gồm có: Bộ chuyển mạch/bộ chỉnh lưu, bình ắc quy để lưu trữ điện năng, bộ biến đổi, công tắc chuyển đổi dạng tịnh chỉ, công tắc đường rẽ bảo vệ, mạch biến áp cách ly phối hợp.
2. Bộ phận phía ngoài UPS
UPS có cấu tạo bên ngoài gồm: Các nút bấm mở tắt nguồn, các cổng Lan, cổng cắm thiết bị tải hoặc máy tính, cổng nguồn điện vào. Một số UPS hiện đại còn có màn hình LCD hiển thị các thông số, chức năng của UPS như: Dung lượng pin, thời gian pin, hộp đựng quà tết tần số và công suất tiêu thụ của các thiết bị. Ngoài ra thì UPS còn có thể có thêm các phím tính năng như: phím tắt loa báo khi gần hết pin, phím nguồn, phím bấm hiển thị các thông số, chức năng...
Ngoài ra có thể bạn cũng như nhiều người còn chưa biết bộ lưu điện UPS còn được phân thành các dòng sản phẩm như: UPS Offline và UPS Online. Mà trong đó UPS Offline lại được chia làm hai loại nhỏ khác là: UPS Offline tiêu chuẩn và UPS Offline cải tiến công nghệ Line Interactive.
Bộ lưu điện UPS Offline là dòng sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do có giá thành rẻ. Tuy nhiên loại UPS Offline tiêu chuẩn này sẽ không hỗ trợ tính năng ổn áp.
Bộ lưu điện UPS Offline cải tiến công nghệ Line Interactive thì được cải tiến thêm tính năng ổn áp để điều chỉnh điện áp đầu ra cho các thiết bị tải. Ưu điểm của dòng này là đảm bảo tối đa sự ổn định của điện áp đầu ra và sự an toàn cho các thiết bị tải.
Bộ lưu điện Online là dòng UPS có tính năng cao cấp giúp loại bỏ hoàn toàn những ảnh hưởng của sự cố điện lưới bằng việc luôn luôn điều chỉnh dòng điện đầu ra cho tải bất kể lúc nào, vô cùng ổn định và an toàn. Các dòng UPS Online hiện nay có công suất từ 1KVA tới 500KVA.
Trên đây là một số thông tin về cấu tạo và phân loại cơ bản của bộ lưu điện UPS mà Abnet xin trân trọng gửi tới bạn và toàn thể quý khách hàng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và hiểu hơn về bộ lưu điện UPS.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco