Có nên sử dụng điện thoại khi trời mưa bão không?
Ngày đăng: 12/12/2020
Lúc trời mưa có nên sử dụng điện thoại không? Liệu rằng sóng điện thoại có bị sét đánh hay không? Phòng tránh sét đánh như nào?
Khi có mưa dông, sử dụng thiết bị điện như tivi, máy tính là điều tối kỵ. Vậy còn điện thoại? Lúc trời mưa có nên sử dụng điện thoại không? Liệu rằng sóng điện thoại có bị sét đánh hay không? Phòng tránh sét đánh như nào?
Có nên sử dụng điện thoại khi trời mưa không?
Có vẻ như những trường hợp sử dụng điện thoại và bị sét đánh rất ít xảy ra xung quanh chúng ta. Nhưng không phải là chưa từng có. Hồi tháng 5/2017, từng có 5 người bị sét đánh ngoài đồng và 3 người đã tử vong. Điều trùng hợp là cả 3 người đều mang điện thoại di động bên mình, 2 người còn lại thì không.
Lý giải hiện tượng này, một số chuyên gia cho biết, bức xạ từ điện thoại đã khiến sét tìm đến nhóm người nói trên. Điện thoại liên tục thu phát sóng điện từ để kết nối với các trạm thu phát sóng. Việc kế nối tạo ra vùng từ trường xung quanh điện thoại và người sử dụng thu hút sét. Đặc biệt những khu vực trống trải như đồng ruộng lại càng dễ thu hút điện từ hơn.
Lý giải hiện tượng này, một số chuyên gia cho biết, bức xạ từ điện thoại đã khiến sét tìm đến nhóm người nói trên. Điện thoại liên tục thu phát sóng điện từ để kết nối với các trạm thu phát sóng. Việc kế nối tạo ra vùng từ trường xung quanh điện thoại và người sử dụng thu hút sét. Đặc biệt những khu vực trống trải như đồng ruộng lại càng dễ thu hút điện từ hơn.
Từ đó, các chuyên gia khuyến cao người dân hạn chế không sử dụng điện thoại khi ở ngoài trời có mưa dông. Khi đang ở trong nhà, tuyệt đối không sạc điện thoại khi mưa lớn, bão dông đổ bộ. Đồng thời ngắt toàn bộ thiết bị kết nối như wifi, 3G,... khi không cần thiết.
Sóng điện thoại có bị sét đánh hay không?
Như đã đề cập bên trên, sóng điện thoại di động có thể gây ra bức xạ từ và tạo ra điện trường thu sét. Nhưng trường hợp sóng điện thoại di động bị sét đánh xảy ra rất hy hữu. Bởi sóng điện thoại di động khá yếu và không có đủ khả năng trở thành cột thu sét lớn. Vì vậy điện thoại di động vẫn có thể được sử dụng an toàn trong nhà.
Tuy nhiên, điện thoại bàn lại có thể trở thành nguy cơ khi thời tiết có mưa dông lớn. Nếu ở những nơi không có hệ thống chống sét thì khi đánh xuống những vùng có đường dây điện thoại, sét truyền sẽ theo dòng dây dẫn đó. Không may, lúc đó chúng ta đang ngồi nghe điện thoại. Sét có thể gây bỏng tai tại vị trí tiếp xúc với ống nghe điện thoại. Hoặc từ đường dây điện thoại, sét thâm nhập vào trong nhà và gây mất an toàn cho người và tài sản.
Tuy nhiên, điện thoại bàn lại có thể trở thành nguy cơ khi thời tiết có mưa dông lớn. Nếu ở những nơi không có hệ thống chống sét thì khi đánh xuống những vùng có đường dây điện thoại, sét truyền sẽ theo dòng dây dẫn đó. Không may, lúc đó chúng ta đang ngồi nghe điện thoại. Sét có thể gây bỏng tai tại vị trí tiếp xúc với ống nghe điện thoại. Hoặc từ đường dây điện thoại, sét thâm nhập vào trong nhà và gây mất an toàn cho người và tài sản.
Có thể nói dù là sóng điện thoại bàn hay điện thoại di động đều có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị khi trời mưa dông có sấm sét.
Làm gì để phòng tránh bị sét đánh?
- Nếu như bạn đang ở ngoài trời hoặc trong rừng, hãy tìm địa điểm tránh trú mưa an toàn. Không đứng gần những nơi có tỷ lệ sét đánh cao như cột điện, cây cao. Tránh xa các vật dụng kim loại, những nơi có nước, ẩm thấp. Chọn vị trí khô ráo, người ở vị trí càng thấp càng tốt.
- Nếu bạn đang trên đường thì tránh xa các vật dụng kim loại như hàng rào sắt, xe máy, xe đạp,... Hạn chế di chuyển và tìm ngay nơi tránh trú an toàn. Không tránh trú tại các nhà chờ xe bus.
- Nếu bạn đang ở trong nhà, hãy tránh xa cửa sổ, cửa ra vào. Không sử dụng điện thoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
- Rút ổ cắm của các thiết bị điện như máy tính, tivi,... trước lúc mưa dông để tránh tình trạng cháy nổ hoặc sét đánh gây như hỏng thiết bị.
-
Lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở, công trình và hệ thống chống sét lan truyền cho các thiết bị điện. Điều này giúp bảo vệ bạn, người thân và những thiết bị an toàn khi xảy ra mưa dông, bão lũ.
Tham khảo thêm: Các phương pháp chống sét phổ biến hiện nay
Với bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thêm thông tin và trang bị cho mình kiến thức về việc có nên sử dụng điện thoại khi trời mưa hay không. Để đảm bảo an toàn cho chính mình, bạn đọc nên hạn chế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện nói chung khi có trời mưa dông lớn.
Nếu có nhu cầu về các thiết bị chống sét lan truyền hoặc cần tư vấn về hệ thống chống sét an toàn, hãy liên hệ hotline 0945.86.86.76 để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng, tốt nhất đến từ Abnet.
Nếu có nhu cầu về các thiết bị chống sét lan truyền hoặc cần tư vấn về hệ thống chống sét an toàn, hãy liên hệ hotline 0945.86.86.76 để nhận sự hỗ trợ nhanh chóng, tốt nhất đến từ Abnet.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tập đoàn Công nghệ Hoàng Hà tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ
- Có nên sử dụng bộ giá đỡ chống sét APC PRM24 không?
- Ưu điểm của cáp mạng commscope chính hãng
- Các tính năng nổi bật của tủ rack AR3150
- Vì sao nên sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS SRT 1000VA 230V SURT1000XLI?
- Vì sao nên sử dụng thiết bị chống sét PNET1GB APC?
- Vai trò của cáp mạng commscope trong hệ thống mạng hiện đại
- Bí quyết sử dụng tủ rack hiệu quả: Tối ưu hóa không gian và bảo vệ thiết bị
- Hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng thiết bị chống sét PTEL2R
- Lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS 5000VA LCD RM 2U 230V SRT5KRMXLI
- Các lợi ích khi sử dụng giá đỡ chống sét PRM24
- Cùng ABNET tìm hiểu về giá đỡ APC PRM24
- Vai trò của tủ rack APC AR3150