
Các vấn đề thường gặp và cách sửa bộ lưu điện APC
Ngày đăng: 06/11/2021
Trong quá trình sử dụng bộ lưu điện APC sẽ gặp một số vấn đề không mong muốn. Vậy các vấn đề đó là gì? Và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng ABNET tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Bộ lưu điện APC không lưu điện hoặc bật nguồn im re không lên
Nguyên nhân: Hư ắc quy hoặc mạch nguồn có vấn đề
Khắc phục:
- Nếu bộ lưu điện APC bạn sử dụng trên 2 năm thì nên thay mới ắc quy đi.
- Nếu thay mới rồi mà tình trạng vẫn không cải thiện thì nên sửa lại bo mạch nguồn. Đo các linh kiện như trong ô tô màu đỏ hoặc đo thêm các con IC, FET trên tản nhiệt màu trắng. Kiểm tra cầu chì lưới điện vào và cầu chì ắc quy.
- Nếu vẫn không tìm thấy linh kiện hư hỏng mà UPS vẫn chưa chạy thì nên cầm cái bo lên và quan sát. Có thể bị gãy bo rất nhỏ làm đứt đường mạch ở đâu đó (Cái này sửa nhiều mới có kinh nghiệm, lúc trước tháo từng con linh kiện ra rồi lắp lại mãi vẫn không chạy).
.jpg)
Bộ lưu điện APC báo Fault (đèn đỏ UPS sáng + còi kêu liên tục)
Nguyên nhân:
- Lỗi này thường do Fet, diode bị die
- Có thể sử dụng quá tải nhiều lần hoặc côn trùng như kiến, dán chui vào làm tổ.
Khắc phục: Đo mấy con diode, con nào kêu te te thì bỏ ra, thế con tốt vào, đo mấy con 2 con fet trên tấm tản nhiệt màu trắng, thường 02 con này lên đường.
.jpg)
Bộ lưu điện APC đá relay kêu tạch tạch
Nguyên nhân: Thường relay lâu ngày nên tiếp điểm đá không dính, Fet hoặc Transistor điều khiển Relay bị hỏng.
Khắc phục: Test relay xem đá có dính không. Hoặc thay con relay mới vào, đo mấy con điều khiển nằm bên cạnh xem còn tốt không. Nếu kiểm tra OK rồi mà vẫn bị thì nên thay thử con vi điều khiển.
.jpg)
Bộ lưu điện APC chạy ắc quy đo điện áp ra 170 -190VAC chứ không phải ra 220, 230VAC
Thực ra đây không phải là lỗi do bộ lưu điện APC. Mà là do đồng hồ đo điện lưới không bắt được điện áp trung bình. Ở đây người sử dụng thường sài đồng hồ VOM hoặc đồng hồ số loại có giá thành rẻ hoặc trung bình. Thì khi đo điện áp UPS lúc chạy ắc quy thường cho ra chỉ số khoảng 170 – 190VAC chứ không phải là 220VAC hoặc 230VAC như nhà sản xuất thông báo.
Cách khắc phục:
- Dùng đồng hồ VOM loại xịn như Fluke hoặc Hioki thì kết quả sẽ ra 220 hoặc 230VAC.
Với những chia sẻ trên của ABNET chắc rằng quý khách hàng đã có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình sử dụng bộ lưu điện APC. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm hay có nhu mua bộ lưu điện APC chính hãng quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MẠNG VIỄN THÔNG AN BÌNH
• Địa chỉ: Số nhà 03, ngách 39, ngõ 178, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP. HN
• Điện thoại: (024) 6276-1113 | (024) 6276-1112 | Fax: (024) 6276-1123
• Hotline: 0945.86.86.76
• Email: quyhv@abnet.com.vn
• Website: www.abnet.com.vn
Tags: bộ lưu điện apc, chống sét apc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco