Các lỗi thường gặp trên bộ lưu điện và cách khắc phục
Ngày đăng: 30/03/2020
Không ít người dùng trong quá trình sử dụng bộ lưu điện gặp phải vấn đề trục trặc và không biết phải làm thế nào. Hôm nay, ABNET xin gửi tới các bạn bài viết tìm hiểu về những lỗi thường gặp của bộ lưu điện và cách khắc phục chúng.
Không ít người dùng trong quá trình sử dụng bộ lưu điện gặp phải vấn đề trục trặc và không biết phải làm thế nào. Hôm nay, ABNET xin gửi tới các bạn bài viết tìm hiểu về những lỗi thường gặp của bộ lưu điện và cách khắc phục chúng.
Những lỗi thường gặp trên bộ lưu điện ups
1. Bộ lưu điện máy tính không lưu điện
Để nhận biết lỗi này ở thiết bị đó là khi điện lưới không ổn định về nguồn hoặc bị cúp điện thì lưu điện sẽ bị tắt luôn hoặc hoạt động một thời gian ngắn cũng tắt và kéo theo các thiết bị khác cũng tắt.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này đó là ắc quy của ups đã bị phồng, chai, dung lượng yếu hoặc hết dung lượng, cũng có thể bộ sạc bên trong bị hư gây nên hiện tượng điện không thể sạc cho ắc quy.
Bạn muốn khắc phục tình trạng ups không lưu điện thì phương pháp tốt nhất là thay thế loại ắc quy mới, rồi kiểm tra và sửa chữa bộ sạc ở bên trong lưu điện gây nên tình trạng bị hư hỏng.
2. Ups chập chờn lúc có điện hoặc không có
Một trong những lỗi thường gặp ở bộ lưu điện ups, khi bộ lưu điện hoạt động bình thường nhưng thỉnh thoảng ups bị tắt rồi lại vận hành lại. Trong máy sẽ có tiếng kêu lạch cạch, còi kêu báo hiệu vài tiếng rồi tắt, nguồn điện áp đầu ra không ổn định. Đây là hiện tượng ít gặp ở các bộ lưu điện.
Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra tình trạng này. Nguyên nhân có thể do trong quá trình thiết bị sử dụng lâu dài, không được bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên nên các linh kiện ở bên trong bị lão hóa, hỏng hóc dẫn tới các đường mạch bị ăn mòn, gỉ sét và dung lượng bị giảm. Nếu lưu điện có những hiện tượng như trên thì bạn hãy đem thiết bị đến các trung tâm sửa chữa để thay thế thiết bị .
>> Tham khảo: Bộ lưu điện APC SRV 6000VA 230V
Lỗi bo mạch trong bộ lưu điện
3. Bộ tích điện mini có lỗi bo mạch
Hầu hết cấu tạo của bộ lưu điện ups có màn hình LCD và đèn led là điểm báo tình trạng hoạt động của thiết bị. Nếu lưu điện xuất hiện những tiếng kêu tít tít liên tục, đèn led báo đỏ hay cục lưu điện không vào điện hoặc thiết bị vẫn có nguồn điện năng nhưng vẫn có những tiếng kêu liên tục...
Nguyên nhân xuất hiện những hiện tượng đó là trong thời gian dài, khi thiết bị sử dụng quá công suất hay có côn trùng, chuột, gián chui vào bên trong. Cũng có thể do, vị trí bạn đặt thiết bị ở nơi có nhiều bụi bẩn, nguồn điện lưới không ổn định hay trong môi trường đặt lưu điện ẩm ướt, bị hoát chất ăn mòn... có thể bo mạch bị hỏng.
Phương pháp đề bạn xử lý tình trạng bo mạch ở bộ lưu điện ups apc giá rẻ đó là nên đặt thiết bị ở những vị trí thông thoáng, khô ráo. Chỉ nên sử dụng 80% công suất của UPS. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo trì, bảo dưỡng lưu điện.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bo mạch xảy ra khó kiểm soát thì bạn hãy liên hệ với nhà phân phối, các đơn vị sữa chữa để tìm ra hướng sửa chữa đúng đắn.
4. Bộ lưu điện ups bị hư hỏng ắc quy
Khi ups vận hành nếu có những tiếng kêu tít tít rồi dừng hoạt động và không lên nguồn nữa. Trường hợp ngắt nguồn điện lưới ở thiết bị ra thì lưu điện sẽ bị sập nguồn luôn hay sạc thiết bị nhưng không thấy lên điện... thì bạn hãy kiểm tra bộ phận ắc quy.
Nguyên nhân ắc quy của bộ lưu điện bị hỏng là do thời gian sử dụng quá lâu hoặc người dùng xả kiệt điện làm cho ắc quy của lưu điện bị hư hại. Đặt trong môi trường có nhiệt độ cao. Đặt trong môi trường có hóa chất gây ăn mòn cực bình. Nạp điện quá điện áp hoặc quá dòng điện của Ắc quy (thường tự đem sạc điện mà không quan tâm đến dung lượng mỗi ắc quy).
Lỗi hỏng Ắc quy trong bộ lưu điện
Bạn muốn tăng độ bền của ắc quy, tránh gián đoạn công việc, giúp bảo vệ ups luôn vận hành trong tình trạng tốt nhất. Trong thời gian khoảng 2 năm, bạn kiểm tra và thay thế ắc quy của thiết bị. Tuân thủ các nguyên tắc để bảo vệ Ắc quy:
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng kèm theo mỗi UPS.
- Tắt UPS vào cuối mỗi ngày làm việc nếu không sử dụng đên.
- Định kỳ xả điện UPS khoảng 1 tháng 1 lần bằng cách cho UPS chạy ắc quy.
- Đặt UPS nơi khô ráo thoáng mát, tốt nhất ở 25 độ C.
- Nếu UPS không sử dụng đến nên tối thiểu 3 tháng sạc điện một lần.
>> Xem thêm: 6 bí kíp chọn tủ rack bạn cần nhớ!
Trên đây là bài viết An Bình chia sẻ về những lỗi thường gặp trên bộ lưu điện. Rất mong bài viết cung cấp những kiến thức bổ ích để Quý khách có thể phát hiện và sửa chữa kịp thời thiết bị lưu điện của mình.
Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc gì cũng như có nhu cầu mua bộ lưu điện UPS, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và phục vụ tốt nhất.
====================================
Công ty TNHH Thiết bị mạng viễn thông An Bình
TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: Số nhà 03, ngách 39, ngõ 178, Phố Thái Hà, Quận Đống Đa, TP. HN
Điện thoại: (024) 6276-1113 - (024) 6276-1112
Fax: (024) 6276-1123
Hotline :0945.86.86.76
Email: quyhv@abnet.com.vn; Skype: hoquyabnet
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Tập đoàn Công nghệ Hoàng Hà tin tưởng sử dụng sản phẩm dịch vụ
- Có nên sử dụng bộ giá đỡ chống sét APC PRM24 không?
- Ưu điểm của cáp mạng commscope chính hãng
- Các tính năng nổi bật của tủ rack AR3150
- Vì sao nên sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS SRT 1000VA 230V SURT1000XLI?
- Vì sao nên sử dụng thiết bị chống sét PNET1GB APC?
- Vai trò của cáp mạng commscope trong hệ thống mạng hiện đại
- Bí quyết sử dụng tủ rack hiệu quả: Tối ưu hóa không gian và bảo vệ thiết bị
- Hướng dẫn chi tiết và lưu ý khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC
- Các lợi ích khi sử dụng thiết bị chống sét PTEL2R
- Lợi ích khi sử dụng bộ lưu điện APC Smart-UPS 5000VA LCD RM 2U 230V SRT5KRMXLI
- Các lợi ích khi sử dụng giá đỡ chống sét PRM24
- Cùng ABNET tìm hiểu về giá đỡ APC PRM24
- Vai trò của tủ rack APC AR3150