
Bộ lưu điện UPS và những kiến thức liên quan
Ngày nay các thiết bị điện được sử dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc mất điện đột ngột sẽ rất nguy hại tới các thiết bị này cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả làm việc. Vì thế việc trang bị những bộ lưu điện UPS để dự phòng là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để sử dụng bộ lưu điện UPS sao cho hiệu quả và đúng cách thì rất nhiều người chưa biết.
Đầu tiên là việc lắp đặt các bộ lưu điện UPS sao cho đúng cách và an toàn. Bộ lưu điện UPS nên được đặt ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp vì ánh nắng sẽ làm tăng nhiệt độ thiết bị dễ gây cháy hỏng. Vì lý do đó, UPS cũng cần tránh đặt ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm quá cao,nhiều bụi bẩn và hóa chất. Khi xác định được vị trí đặt UPS thì phải đặt UPS chắc chắn, không nên để UPS nằm nghiêng. Đồng thời không bọc kín UPS bằng các loại giấy bóng, xốp, giấy bảo... Tốt nhất nên đảm bảo mặt sau được thông thoáng thuận tiện cho quá trình thoát khí nóng. Không để các vật dụng lên trên UPS nhất là các vật liệu giữ nhiệt hay ẩm ướt.
Tiếp theo là quá trình sử dụng bộ lưu điện UPS phải đúng cách. Khi được nối với nguồn điện, hãy đảm bảo rằng nguồn điện đã vào UPS và UPS đã được đưa vào hoạt động
Cụ thể: Ấn và giữ nút “Power on” trong khoảng hơn 1 giây để bật UPS. Sau đó, UPS sẽ bắt đầu quá trình tự kiểm tra với các đèn báo ở ngay mặt trước, sau đó các đèn tín hiệu này lần lượt tắt đi theo trình tự từ dưới lên trên, nên bạn cần chú ý.. Sau đó vài giây, đèn báo bộ chuyển đổi sẽ được bật lên. UPS sẽ hoạt động theo chế độ sử dụng điện nguồn khi hệ thống điện hoạt động bình thường. Khi hệ thống điện gặp sự cố thì lúc này bộ lưu điện UPS mới phát huy tác dụng của nó là cung cấp điện cho các thiết bị sử dụng ở chế độ ắc quy. Để bật UPS theo chế độ ắc quy mà không sử dụng nguồn điện. Bạn cần ngắt kết nối UPS với nguồn điện, sau đó nhấn và giữ nút “Power on” trong hơn 3 giây để bật UPS
Để tắt UPS: Bạn cần Ấn và giữ nút “Power off” liên tục trong hơn 3 giây, lúc này UPS sẽ bắt đầu tự kiểm tra, tất cả các đèn báo từ 1-6 sẽ sáng lên và sau đó tắt dần từng cái một. Sau quá trình này thì UPS sẽ được tắt và bộ chuyển đổi cũng sẽ tắt ngay lập tức. Sau khi UPS đã tắt bạn cần chú ý là UPS vẫn đang được kết nối với nguồn điện. Hãy ngắt tất cả kết nối UPS với nguồn điện để đảm bảo an toàn.
Để sử dụng UPS một cách hiệu quả và bền thì bạn cần tiến hành xả ắc quy. Ở môi trường có điều hòa nhiệt độ có nhiệt độ 20– 25 độ, thì sau khoảng 6 tháng bạn nên để UPS hoạt động ở chế độ ắc quy một lần. Ở những nơi không có điều hòa nhiệt độ lớn hơn 30 độ thì sau khoảng 3 tháng bạn nên xả UPS một làn.
Tiếp theo là bảo hệ ắc quy của bộ lưu điện UPS: Khi điện hệ thống điện gặp sự cố và UPS được sử dụng thì bạn không nên để UPS sử dụng tới cạn kiệt dễ tới hỏng ắc quy. Đồng thời nếu UPS không được sử dụng 3 tháng trở lên, thì bạn phải cắm điện lưới cho UPS hoạt động để tự sạc lại trong ít nhất 8 giờ.
- Top 5 Switch Cisco tốt nhất cho hệ thống mạng doanh nghiệp
- Đánh giá Cisco CBS350: Switch Layer 3 mạnh mẽ, bảo mật cao
- So sánh Cisco CBS220 với CBS250 – Đâu là lựa chọn phù hợp?
- Cisco CBS220 – Switch thông minh giá rẻ, hiệu suất cao cho doanh nghiệp nhỏ
- Tại sao Cisco CBS được các doanh nghiệp tin dùng?
- So Sánh Cisco CBS 250 vs CBS 350 Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất?
- Tổng hợp những đặc điểm chính của dòng Cisco Catalyst 9200
- Cisco Business Switch (CBS): Giải Pháp Mạng Cho Doanh Nghiệp Nhỏ & Vừa
- Switch Cisco CBS Là Gì? Ưu Điểm & Ứng Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Cisco Catalyst 9300 Series – Switch Layer 3 Hiệu Năng Cao
- Cisco Catalyst 9300 là gì? Đánh giá chi tiết dòng Switch Enterprise
- Tính Năng Nổi Bật Của Cisco Catalyst 9300 – Có Gì Mới?
- So Sánh Cisco Catalyst 9200 vs 9300 – Nên Chọn Dòng Nào?
- Cisco Catalyst 9200 Là Gì? Đánh Giá Chi Tiết Dòng Switch Doanh Nghiệp
- Cách tăng tốc độ và độ ổn định WiFi với thiết bị Cisco